Vì sao vua chúa khi xưa ai cũng thích dùng bình phong?

Từ thời xa xưa, vách bình phong vốn là một vật dụng được sử dụng nhiều trong cung điện, tư thất của vua chúa hay giới thượng lưu với mục đích để cản ánh sáng và gió trực tiếp vào phòng.

Ngày nay, việc chọn ở chung cư trên một diện tích nhất định khá phổ biến và với diện tích nhỏ, hẹp nên các gia đình mua các tấm bình phong để ngăn giữa các phòng. Vì thế, chúng ta ít biết tới những tác dụng của bình phong trong thực tế.

 
 

Vừa để trang trí, vừa tạo cảm giác riêng tư

Để tránh việc xây lên những bức tường ngăn cách gây mất mỹ quan ở trong những căn hộ có diện tích nhỏ. Ngày nay rất nhiều gia đình sử dụng bức bình phong để làm vật trang trí cho ngôi nhà để tiết kiệm diện tích.

Bình phong phong thủy được mua để phục vụ việc che khuất, ví dụ đặt ngăn ở trong phòng khách làm tăng sự kín đáo cho trao đổi riêng tư. Bạn sẽ có không gian nhỏ tương đối biệt lập, chuyện trò trao đổi hay làm việc trong không gian nhỏ nửa khép kín ấy, trong lòng có cảm giác tự nhiên, yên ổn và thoải mái.

Còn nhìn từ góc độ tâm lý học thì bình phong có tác dụng ngăn cách mình ra khỏi khung cảnh đại sảnh ồn ào tạo không gian nhỏ tương đối biệt lập.

Sau bức bình phong, chủ nhà có thể thoải mái với các hoạt động riêng tư của mình từ tắm gội, ngủ, thay quần áo, đọc sách… vì bức bình phong đã giúp tránh được các yếu tố gây nhiễu. 

Bên cạnh đó, bình phong còn có tác dụng trang trí khi các mẫu bình phong ngày nay đã được cải tiến hơn xưa rất nhiều với nhiều màu sắc, hình dáng đa dạng, khá đẹp mắt. Đó là vật trang trí cực kỳ tao nhã, bắt mắt, hình thành phong cảnh đẹp trong căn nhà.

Nếu bạn không muốn có thêm sự xuất hiện của những tấm bình phong, có thể tận dụng ngay tủ trang trí để đồ để tạo nên sự phân chia không gian một cách tự nhiên và tiết kiệm diện tích nhất.

 
 
 

Tác dụng của bình phong về mặt phong thủy

 

Thực tế là không chỉ có tác dụng ngăn cách không gian mà tấm bình phong còn là vật đóng vai trò quan trọng trong phong thủy nhà ở. Đó là lý do nếu các bạn để ý các bộ phim cổ trang sẽ thấy tấm bình phong được sử dụng khá phổ biến trong các cung điện của nhà vua.

Khi xây dựng cung điện của nhà vua đều phải tìm triều và án. Nhưng thường trong các trường hợp khác như nhà dân… chỉ mong tìm được án đã là tốt lắm rồi. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngắn… Chiếc bình phong ra đời từ đây.
 
Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.

Theo phong thủy phương Đông, vị trí và cách bố trí vật dụng trong ngôi nhà đều liên quan đến sinh mạng và sự thành công của gia chủ. Vì vậy, bình phong đã được người phương Đông sử dụng vừa để tăng cấu trúc không gian sống và vừa để hóa giải những ảnh hưởng xấu liên quan đến phong thủy.

Người xưa đã vận dụng thật tài tình về tác dụng ngăn luồng khí cũng như tác dụng ngăn chia của bình phong tạo nên sinh khí và mạch khí có lợi cho ngôi nhà.
 
Tác dụng của bình phong là giúp phân tán luồng khí từ bên ngoài vào, tránh sộc thẳng vào nhà. Nhờ đó mà luồng khí đi vào nhà sẽ đi lòng vòng hoặc sẽ nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.

Ví dụ như ở phòng khách rộng có đặt tấm bình phong sẽ làm cho tốc độ luồng khí từ bên ngoài vào giảm bớt, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người, khi tốc độ 2 dòng trong và ngoài cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người thấy thoải mái, dễ chịu, rất có lợi cho sức khỏe.

 
MiMo

Hướng dẫn trang trí trần huyền quan đón cát tránh hung
Phong thủy bình phong, vừa đẹp lại lành
Lựa chọn chất liệu và màu sắc bình phong
Chia sẻ:
Từ khóa: , , , ,

Sản phẩm khác