- Ve sầu phong thủy: Vật phẩm cầu công thành danh toại, may mắn bình an cho cả gia đình không thể bỏ qua
1. Biểu tượng long phụng trong phong thủy
Long Phụng (rồng và phượng hoàng) là một biểu tượng cao quý và rất mạnh mẽ xuất hiện từ lâu đời trong truyền thống văn hóa của các nước, đặc biệt là tại phương Đông.
Trong phong thủy, hai linh vật này nằm trong bộ Tứ linh gồm: Long, Lân, Quy, Phụng.
Rồng tượng trưng cho nam giới tức người cha, người chồng trong gia đình và cả người quân tử, vua.
Trong khi đó, phượng tượng trưng cho người phụ nữ tức phu nhân, người vợ, Hoàng hậu.
Người xưa đã dựa trên các đặc điểm mạnh mẽ, sự duyên dáng và đức hạnh của hai loài linh thú để có sự phân chia như vậy.
Từ xưa tới nay, rồng và phượng kết hợp biểu thị cho sự hòa hợp của âm dương. Còn trong phong thủy, hai linh vật này đứng cạnh nhau thể hiện ý nghĩa hạnh phúc của tình duyên đôi lứa, hôn nhân viên mãn, sự may mắn và thịnh vượng về công danh, tài lộc dồi dào…
Câu nói phổ biến “Long Phụng sum vầy” chính là để nói về sự kết hợp quấn quýt đầy tốt đẹp của rồng và phượng.
Do đó, các cặp vợ chồng muốn gia tăng hạnh phúc trong hôn nhân hay người độc thân đang muốn tìm được ý chung nhân rất thích hợp sử dụng các vật phẩm liên quan đến Long Phụng phong thủy.
Ngoài Long Phụng, nhện phong thủy cũng là vật phẩm giúp cầu tình duyên viên mãn rất tốt.
2. Truyền thuyết về Long Phụng
Trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc ta, Long Phụng phong thủy là một trong những biểu tượng cao quý, quan trọng bậc nhất bởi mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.
Mỗi con vật lại có những truyền thuyết khác nhau được ghi chép lại.
– Truyền thuyết về rồng
Hình ảnh của rồng thường xuất hiện rất nhiều trong thần thoại phương Đông, có quyền năng cao nhất so với các loài khác.
Rồng được mô tả là loài thân mình to lớn, vảy cá khắp người, dài như rắn, bờm như sư tử, sừng như hươu, có thể bay lượn trên trời và bơi lội dưới nước.
Rồng là biểu tượng cho đế vương với quyền lực cao nhất. Do vậy, nhắc đến rồng người ta sẽ nghĩ đến ngay sự quyền quý và uy thế của nhà vua.
Sự xuất hiện của rồng được cho rằng sẽ mang lại điều may mắn, cát tường, bình an. Bởi vậy, người xưa thường gửi gắm rất nhiều nguyện vọng của bản thân như mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ… vào con vật này. để nâng tầm quyền lực.
Xem thêm: Cách bài trí Rồng phong thủy để nâng tầm quyền lực.
Thực chất, rồng không phải là loài vật có thật mà chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, vì là loài tượng trưng cho sự cao quý thanh cao nên vẫn rất được tin tưởng.
Trong phong thủy, rồng còn đại diện cho quẻ Chấn, mang lại dương khí mạnh mẽ, là vật phẩm hút công danh tài lộc cho gia chủ.
Trên quần áo, đồ dùng của vua chúa, hoàng tộc thời xưa thường thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện là người con của trời cũng vì nguyên nhân đó.
Với riêng dân tộc Việt Nam ta, rồng xuất hiện từ rất sớm khi gắn liền với hình ảnh mây – mưa với truyền thống lúa nước lâu đời và đặc biệt là trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.
Người Việt tin rằng, rồng là biểu tượng của xuất xứ giống nòi dân tộc Việt Nam, là loài thần thú chủ quản nguồn nước giúp mùa màng tươi tốt, mang lại một cuộc sống no đủ.
– Truyền thuyết về phượng hoàng
Phượng hoàng được ví là loài đẹp nhất trong các loài chim. Chúng tượng trưng cho sự bất tử với khả năng tái sinh rất mạnh mẽ.
Trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong những linh vật tối cao hiếm hoi được sánh ngang với rồng.
Phượng hoàng được miêu tả là có mỏ diều hâu, vảy cá chép, lông tóc như trĩ, móng chim ưng và đuôi dài như công.
Hình ảnh chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của vẻ đẹp, sự thanh cao, tình thương của mẹ và ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng vô cùng huyền bí.
Nếu như rồng đại diện cho nhà Vua, thì phượng hoàng đại diện cho Hoàng hậu – người được đứng cạnh nhà vua.
Phượng hoàng cũng là một loài linh vật được hình tượng hóa trong tâm linh chứ không có thật.
Chúng được nhân cách hóa với hình tượng gánh cả vũ trụ đất trời: đầu đội công lý, mắt là mặt trăng và mặt trời, lông là cây cỏ, hai cánh là gió, đuôi là những vì tinh tú trên trời, chân là mặt đất.
Tương truyền, phượng hoàng rất đặc biệt, chúng có thể mang nhiều đồ vật với khối lượng nặng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể. Người xưa cũng tin rằng, nước mắt phượng hoàng là “thần dược” có thể chữa lành mọi vết thương.
Còn tiếng ca du dương của phượng hoàng lại tăng chí khí và can đảm cho người nghe. Lông của chúng có thể dùng như một thứ vũ khí hay tấm khiên chắc chắn để chống lại điều xấu xa.
Bởi vậy, phượng hoàng có ý nghĩa rất tích cực trong phong thủy, tượng trưng cho quyền lực, thịnh vượng và sự vươn lên để phát triển mạnh mẽ.
Có thể bạn quan tâm: Gậy như ý phong thủy giúp gia tăng quyền lực
3. Ý nghĩa hình tượng Long Phụng trong phong thủy
Vòng khắc họa tiết long phụng
Điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến Long Phụng chính là sự kết hợp mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, tình cảm lứa đôi viên mãn của hai linh vật tối cao này.
Ngoài ra, hình tượng Long Phụng phong thủy còn có những ý nghĩa đặc biệt dưới đây:
– Biểu tượng của sự thành công, tài lộc:
Vì là hai biểu tượng cao quý tượng trưng cho Vua và Hoàng hậu nên sự kết hợp của rồng phượng trong phong thủy đại diện cho sự giàu sang, phú quý.
Bởi vậy, các vật phẩm phong thủy có hình ảnh Long Phụng như tranh, tượng, họa tiết,… đều mang ý nghĩa mong cầu hạnh phúc, thành công và phát triển rực rỡ.
– Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi
Thiếp cưới hình long phụng
Văn hóa phương Đông tin rằng, rồng phượng trong phong thủy sẽ giúp thu hút may mắn và sự viên mãn trong chuyện tình duyên, cải thiện mối quan hệ vợ chồng giúp hôn nhân và tình yêu lứa đôi hạnh phúc vẹn tròn hơn.
Chính vì thế mà đám cưới của người Việt từ xưa tới nay vẫn không thể thiếu được hình ảnh Long Phụng phong thủy.
Rồng tượng trưng cho sức mạnh của người đàn ông; phượng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự kiều diễm nữ tính khi được đặt bên cạnh rồng. Tính dương mạnh mẽ của rồng kết hợp hài hòa với tính âm của phượng hoàng.
Trong lễ cưới, hình ảnh Long phụng xuất hiện xuyên suốt để thể hiện mong ước cuộc hôn nhân hòa hợp, gia đình sum vầy, con đàn cháu đống khi âm dương giao hòa.
Ngoài ra, ngày cưới chính là ngày trọng đại nhất trong đời mỗi người, đây cũng là dịp để họ thể hiện sự biết ơn tới bậc sinh thành nuôi nấng.
Bởi vậy, nhiều địa phương có tập tục dâng lên bàn giờ gia tiên một đôi Long Phụng được tạo thành từ trái cây thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên, làm tăng thêm sự long trọng và ý nghĩa hơn cho buổi lễ.
Hoa quả cúng gia tiên tạo hình rồng phượng
– Biểu tượng của hôn nhân gia đình viên mãn:
Long Phụng kết hợp giống như trời đất âm dương hòa hợp. Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc là khi hai bên tâm đầu ý hợp, cả hai luôn yêu thương quan tâm và tôn trọng lẫn nhau, cùng hoàn thành vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong hôn nhân.
Hình ảnh Long Phụng sum vầy bên nhau rất giống như vợ chồng yêu thương, sớm tối quấn quýt bên nhau.
4. Cách sử dụng Long Phụng theo chuẩn phong thủy
Gạch thông gió hình tròn khắc hình long phụng
Vì có vô vàn những ý nghĩa tích cực của Long Phụng phong thủy nên các vật phẩm phong thủy sử dụng hình ảnh hai con vật này được rất nhiều người yêu thích và bài trí trong nhà.
Để Long Phụng có thể phát huy trọn vẹn ý nghĩa cát tường của mình, bạn cần nắm rõ một số vấn đề về cách sử dụng vật phẩm này theo chuẩn phong thủy dưới đây:
– Long Phụng có thể đứng riêng hoặc kết hợp với nhau đều được
Khi rồng đứng riêng thì có tác dụng hóa giải sát khí, ngừa tiểu nhân quấy rối. Phượng hoàng đứng riêng lại có tác dụng chiêu quý nhân phù trợ, nạp phúc khí, tốt cho công danh sự nghiệp.
Rồng và phượng kết hợp đứng cạnh nhau được gọi là “Long Phụng trình tường” (rồng và phượng mang tới điều lành) sẽ có tác dụng mang đến những điều may mắn, tình duyên nở rộ, hóa giải hung sát.
– Lựa chọn vật phẩm Long Phụng
Các vật phẩm có hình ảnh Long Phụng phong thủy rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và màu sắc. Đó có thể là ngọc (dạng ngọc đeo), gốm sứ, đồng, tượng…
Trong đó, rồng thường được làm từ các loại đá quý, đồng, vàng… và có nhiều kiểu dáng khác nhau như Kim Long như ý (rồng vàng như ý), Song Long hí châu (hai con rồng vây quanh một viên ngọc), Ngọa Long (rồng ngồi), Thụy Long (rồng ngủ)…
Riêng phượng hoàng lại thường được sử dụng trong tranh vẽ và nổi tiếng nhất là bức tranh “Bách điểu triều Phụng” (100 con chim về chầu phượng hoàng). Bức tranh này thường dùng để cầu may trong sự nghiệp.
Ngoài ra còn có tranh vẽ phượng hoàng bên hoa mẫu đơn, tượng trưng cho người trẻ tuổi đang hạnh phúc trong tình yêu.
Hình ảnh Long Phụng kết hợp thường thấy trên các họa tiết chạm khắc trang trí ở đầu giường, tủ quần áo hoặc thêu trên chăn, gối, màn treo…
Hình ảnh rồng phượng trên trang sức cưới
– Lựa chọn vị trí đặt Long Phụng
Nếu muốn trưng bày hình ảnh chim phượng hoàng và rồng trong nhà, bạn nên đặt ở chỗ cao, trên kệ hoặc tủ trưng bày để nó được tỏa sáng.
Hoặc bạn có thể đặt Long Phụng phong thủy ở các bức tường phía Nam ngôi nhà hay treo (tranh) trong phòng sinh hoạt của gia đình.
Nếu thích treo tranh phượng hoàng nhưng không tìm được, bạn có thể dùng tranh vẽ chim công hoặc gà trống thay thế cũng mang tác dụng tương tự.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách treo tranh phong thủy trong nhà để thu được vận thế tốt, tài lộc dồi dào.
– Chọn hướng đặt Long Phụng:
Mỗi hướng đặt Long Phụng phong thủy lại mang ý nghĩa riêng:
+ Hướng Nam: Mang may mắn, danh vọng thành công cho các thành viên trong gia đình.
+ Hướng Tây Bắc: Tốt cho người đàn ông (chồng, cha) trong nhà.
+ Hướng Tây Nam: Tốt cho người phụ nữ (vợ, mẹ) trong nhà.
+ Hướng Đông: Có lợi cho sức khỏe của cả gia đình.
Ngoài ra, với các vật phẩm in hình rồng để trưng bày trong nhà hoặc phòng làm việc, bạn nên quay mặt ra cửa để hút tài lộc, vượng khí, giúp việc làm ăn sự nghiệp của gia chủ được suôn sẻ, thành công.
Hơn nữa, Long Phụng là hai loài linh thú trong tứ linh, bởi vậy khi sử dụng bạn nên giữ sạch sẽ, lau chùi thường xuyên các vật phẩm về rồng phượng.
5. Lưu ý khi sử dụng Long Phụng phong thủy
– Đặt rồng bên trái, phượng hoàng bên phải:
Do quan niệm “nam tả nữ hữu” nên nếu trưng bày tượng Long Phụng trong nhà, bạn nhớ phải đặt rồng bên trái, phượng hoàng bên phải.
Và không nên trưng hai con phượng hoàng bên cạnh nhau vì điều đó hàm ý về mối quan hệ đồng giới.
– Không treo tranh Long Phụng trong phòng ngủ vợ chồng:
Theo phong thủy, phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi mang tính âm, nên cần hạn chế sử dụng những vật trang trí như tranh ảnh, vật trưng bày có màu sắc và hình ảnh mang dương khí quá mạnh.
Mà tranh Long Phụng lại thường được vẽ bằng các màu sắc mang tính dương mạnh mẽ là màu đỏ và màu vàng. Bởi vậy, không nên treo tranh Long Phụng trong phòng ngủ để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người trong phòng.
Ngoài ra, tranh Long Phụng có ý nghĩa linh thiêng, cao quý trong tâm linh nên không thích hợp đặt ở không gian riêng tư như phòng ngủ.
Tốt nhất, bạn nên đặt tranh Long Phụng ở các vị trí dương thịnh trong nhà như phòng khách, phòng làm việc.
Lam Lam
Long Mã phong thủy: Biểu tượng của sự thành công vượt trội
Rồng phong thủy, bài trí đúng để nâng tầm quyền lực
Nhện phong thủy: Biểu tượng của tài lộc viên mãn, tình duyên vẹn tròn
Từ khóa:
blog phong thủy,
phong thủy,
phong thủy tốt,
phongthuy,
xem phong thủy