Bình phong là gì? Ý nghĩa bình phong trong phong thủy từ xưa đến nay
1. Bình phong là gì?
Theo Wiki, bình phong là một loại đồ dùng được đặt đứng, nó bao gồm nhiều tấm bảng được kết nối với nhau bằng bản lề hay một phương tiện nào đó. Bình phong có nhiều dạng thiết kế và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau.
Bình phong không chỉ để để trang trí mà còn để tạo không gian riêng tư, như vào thời xưa, bức bình phong thường đặt trong phòng thay đồ của nữ.
Có xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại, sau đó bình phong được du nhập vào các nước Đông Á, châu Âu và những nơi khác trên thế giới.
2. Việc sử dụng bình phong phổ biến từ xa xưa
Có thể bây giờ bạn mới tìm hiểu bình phong là gì nhưng vốn bình phong mang đậm tính dân gian, là yếu tố không thể tách rời với ngôi nhà chính và cũng là thành viên thân thiết, gần gũi với nhiều thế hệ chủ nhân từ xưa đến nay.
Phong thủy được áp dụng triệt để từ xa xưa và một điều tối kỵ khi đó là “Trực lai trực khứ” (thẳng đến thẳng đi). Bạn có thể thấy không có dòng sông con kênh nào chạy thẳng hút tầm mắt, không có đường rẽ khúc cong đoạn lượn nào lại được coi là điểm cát tường.
Do đó, người xưa cũng dùng bình phong như là cách để ngăn dòng khi không "thẳng đến thẳng đi". Đặc biệt là trong các cung điện hay nhà quan lớn, việc này cực kỳ được coi trọng.
Các vua chúa khi xưa ai cũng thích dùng bình phong với các họa tiết Rồng, Phụng, Kỳ Lân, hoa Sen, mặt Nhật, Bát quả, Bát bửu…
Trước đây, bình phong ít được sử dụng trong nhà dân, chủ yếu được trang trí ở các bình phong của các phủ đệ, nhà quan lại có liên quan tới hoàng gia. Ngoài ra, họa tiết trang trí kỷ hà, bộ tứ quý cũng xuất hiện nhiều bởi nó mang nhiều ý nghĩa cầu chúc may mắn, thể hiện ước vọng của gia chủ.
3. Ý nghĩa của việc đặt bình phong trong phong thủy
+ Về khía cạnh tâm lý
Chúng ta đơn giản chỉ tận dụng bình phong vào việc che khuất chứ không hiểu biết nhiều về phong thủy. Ví dụ trong phòng khách để bình phong để tạo cảm giác riêng tư, tăng sự kín đáo.
Nếu đại sảnh lớn thì bình phong ngăn tạo cho chúng ta tránh cảm giác trống trải, có không gian biệt lập.
+ Về khía cạnh thẩm mỹ
+ Về khía cạnh phong thủy
– Đặt bình phong, sẽ làm cho tốc độ luồng khí lùa từ ngoài vào bị giảm bớt tốc độ, làm cho luồng khí sát với cơ thể người dần phù hợp với tốc độ vận hành của khí huyết cơ thể con người. Hai dòng khí bao gồm trong và ngoài cơ thể tương đồng, sẽ làm cho con người cảm thấy thoải máu dễ chịu, rất có lợi cho sức khoẻ.
– Nó còn có tác dụng hóa giải nếu đặt giữa các kiến trúc mở thông với nhau. Ví dụ, có thể đặt một bình phong chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp, hoặc giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ thông với cửa chính… Nếu bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính cũng nên có một bình phong che chắn. Với những phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.
Các loại bình phong
– Bình phong làm từ một tấm cố định: thường là bình phong làm từ đá nguyên khối như bình phong được đặt ở nhà thờ họ.
– Bình phong được ghép lại bởi nhiều tấm rời: có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6, 8 hoặc 10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề. Loại bình phong này có thể di chuyển toàn bộ hoặc tháo rời ra từng phần, và rất thích hợp với khí hậu và địa hình của các nước châu Á.
Về chất liệu, bình phong trong nội thất có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau từ gỗ, mây, tre hoặc có thể bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí còn làm bằng đồng, bạc, vàng… Trên bình phong chủ nhà có thể trang trí công phu với các biểu tượng may mắn, ví dụ hoa lá, cuộn mây được trang trí làm tăng thêm nét mềm mại, đặc sắc cho bức Bình phong vốn mang ý nghĩa che chắn khô cứng.
+ Bình phong tre cổ điển với thiết kế chủ yếu bằng tre, nứa kết hợp lại. Xen kẽ vào đó là những bức tranh phong cảnh, đồng quê. Tạo nên được cảm giác đơn giản, thân thiện hòa quyện với thiện nhiên. Đây là 1 gợi ý rất hay cho không gian sống với các gia đình muốn gần gũi với thiên nhiên.
Tuy nhiên, khi chọn chất liệu của tấm bình phong gia chủ nên tránh chọn những chất liệu không nên xung khắc với ngũ hành của ngôi nhà, đảm bảo sự cân bằng năng lượng. Ngoài ra, bình phong cần tránh đặt gần các yếu tố Hỏa như chân nến, đèn bàn, ổ điện…
MiMi (Tổng hợp)