Có nên xây mộ và một số mẫu Lăng mộ đá, Mộ đá lựa chọn hàng đầu hiện nay

Đặt ra câu hỏi có nên xây mộ sẽ có người cho rằng câu hỏi thừa nhưng bạn hãy nghĩ tới việc này một cách nghiêm túc để không vì sự thiếu hiểu biết của mình mà ảnh hưởng tới những đời sau. Chia sẻ của Lăng mộ đá Anh Quân Ninh Bình!

Sinh lão bệnh tử đó là một vòng tròn hoàn toàn thuận tự nhiên của cuộc sống này vì thế khi nói đến cái chết thì có gì đâu mà đáng sợ. Thay vào đó chúng ta phải nghĩ đến cái chết một cách thực tế hơn để có sự chuẩn bị tốt hơn cho mình. Có nên xây mộ không cũng là một vấn đề đáng bàn khi nói về cái chết vì quá nhiều người đang sống có cái nhìn sai lệch về việc này.

Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021

Thiết kế Lăng mộ đá, Mộ đá và Báo giá Lăng mộ đá Ninh Bình năm 2021

Chúng ta nên có tiêu chí cho việc khi mình qua đời sao cho đơn giản, không gây phiền hà cho người đang sống, đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường bền vững.

Có nên xây mộ, mộ đá?

Theo quan điểm của Phật pháp, con người gồm có phần hồn và phần xác khi chúng ta qua đời thì linh hồn sẽ tái sinh trong một thân xác khác và quên hết kiếp sống cũ. Thân xác chỉ là cái ta mượn để ở lại cõi trần này, chỉ là cái giả tạm chỉ có linh hồn là sống mãi với thời gian vì thế ta chẳng quan tâm tới cái thân xác cũ làm gì nữa.
Thế nhưng nhiều người cho tới nay vẫn quá quan trọng cái mộ, thậm chí khi phạm lỗi phong thủy âm trạch lỡ mắc phải sẽ gây họa cho con cháu.

Hiểu được điều này thì ta đã tự có câu trả lời cho mình là: Có nên xây mộ cho mình hay không khi mà xác chỉ là cái áo cũ bạn mặc suốt một kiếp người. Khi cái áo cũ nát, bạn thay bằng một cái áo mới thì giữ áo cũ làm gì nữa.

Vì thế có thể nói người âm không cần xây mộ, chỉ đơn giản có bàn thờ ở nhà là đủ. Nếu có thêm mộ, mỗi lần người nhà thắp hương và gọi họ về thì họ cũng phải về ở mộ – nơi nhiễm nhiều âm khí nặng nề.

Mộ cho người âm hay người dương?

Vậy là người âm đã không cần mộ vậy có phải mộ chỉ là ý muốn của người dương? Chúng ta cần mộ để làm gì, nếu chỉ để tưởng nhớ thì chỉ nhớ trong lòng mình, thắp hương trên bàn thờ chứ cũng chẳng cần tới mộ.

Có thể bạn nghĩ tới những vĩ nhân, danh nhân, người có công lớn với xã hội loài người, các chiến sỹ hy sinh vì nghĩa lớn… là để mọi người có dịp thăm viếng mộ để bày tỏ lòng biết ơn. Những ngôi mộ này có thể thay thế bằng dựng tượng ở công viên, hay xây nhà thờ, chứ cũng không nhất thiết cứ phải xây mộ.

Hầu hết chúng ta là dân thường chỉ có con cháu nhớ tới mình nên nếu có xây mộ thì sau 4 đời phải tự phân hủy, trả lại đất cho cuộc sống, không nên xây cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt làm gì.

Con cháu chỉ thờ ta đến 4 đời (Cao Tằng Tổ Khảo), tức là cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Từ đời thứ 5 về sau là chúng coi ta là tiên tổ chung, không còn nhớ ai ra ai. Do đó chúng không còn thăm mộ, mộ trở nên hưu quạnh, lạnh lẽo.

Đó là nói về khía cạnh tâm linh, còn về cuộc sống đời thường thì mộ phần chiếm diện tích không nhỏ đất của người sống, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hơn nữa, nguồn nước gần đó cũng rất dễ bị ô nhiễm khi xác phân hủy dưới lòng đất.

Một số Mẫu Lăng mộ đá, Mộ đá được lựa chọn nhiều nhất hiện nay?

Khu Lăng mộ đá tại Thái Bình – Đá xanh rêu cao cấp Anh Quân

Khu Lăng mộ tại tỉnh Thái Bình - Kiến tạo lối đi riêng, khẳng định Thương hiệu của Nghệ nhân trẻ Anh Quân.

Khu Lăng mộ tại tỉnh Thái Bình – Kiến tạo lối đi riêng, khẳng định Thương hiệu của Nghệ nhân trẻ Anh Quân.

Khu Lăng mộ đá tại Nam Định, Đẳng cấp dẫn đầu!

Lăng mộ tại Ý Yên, Nam Định khẳng định khát vọng và sứ mệnh của Đá mỹ nghệ Anh Quân.

Lăng mộ tại Ý Yên, Nam Định khẳng định khát vọng và sứ mệnh của Đá mỹ nghệ Anh Quân.

Khu Lăng mộ đá tại Hà Nội – Khẳng định năng lực thi công, xây dựng!

Khu Lăng mộ được xây dựng rất công phu, tọa lạc giữa khu nghĩa trang trật hẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Khu Lăng mộ được xây dựng rất công phu, tọa lạc giữa khu nghĩa trang trật hẹp giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Mẫu Lăng mộ đá tại Nghệ An – Nơi tinh hoa hội tụ!

Xây Lăng mộ cho Gia đình, dòng họ là Tri ân đấng sinh thành, giá trị lưu truyền cho con cháu muôn đời!

Xây Lăng mộ cho Gia đình, dòng họ là Tri ân đấng sinh thành, giá trị lưu truyền cho con cháu muôn đời!

Mẫu Lăng mộ đá tại Đồng Nai – Không ngừng vươn xa!

Mỗi một công trình, một sản phẩm Đá mỹ nghệ đều khẳng định Thương hiệu - Chất lượng và sự Uy tín của nghệ nhân trẻ Anh Quân dành cho khách hàng!

Mỗi một công trình, một sản phẩm Đá mỹ nghệ đều khẳng định Thương hiệu – Chất lượng và sự Uy tín của nghệ nhân trẻ Anh Quân dành cho khách hàng!

Mẫu Lăng mộ đá tại Thanh Hóa – Lăng mộ đá chữ “Tâm”

Khu Lăng mộ tại Tĩnh Gia Thanh Hóa, công trình khẳng định Thương hiệu của Đá mỹ nghệ Anh Quân.

Khu Lăng mộ tại Tĩnh Gia Thanh Hóa, công trình khẳng định Thương hiệu của Đá mỹ nghệ Anh Quân.

Tìm hiểu về những cách an táng hiện nay

– Mỗi nơi có phong tục chôn cất khác nhau, như ở sông Hằng Ấn Độ cả cái thành phố Varanasi hàng ngàn năm tuổi với hàng triệu dân sinh sống, người dân tổ chức an táng chỉ bằng đốt xác, và rải tro trên sông Hằng, không có ai lập mộ. Thậm chí nhà nghèo, không có tiền đốt xác thì quấn chiếu ném xác xuống sông rồi quên đi.

– Tốt nhất là đốt xác thành tro bụi rồi chôn xuống đất không lập mộ, hoặc rải ra đồng quê sông biển không lập mộ.

–  Đốt xác thành tro bụi rồi gửi tro tại nhà hỏa táng, hoặc gửi tro lên chùa. Cách này cũng không hay vì cả người sống và người chết đều không cần. Cách này vẫn gây phiền hà cho đời sau, và tuy không chiếm đất nhưng lại chiếm không gian nhà.

– Chôn xác sâu xuống đất, không lập mộ. Trên mộ dựng một vài cành cây và lá cọ. Theo năm tháng cành cây và cọ mục nát thì không ai còn biết mộ ở đâu nữa. Người chết đã về với đất, hóa thành đất.

– Chôn đại quan có lập mộ và không táng mả. Cách này chiếm đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, lại để lại hậu quả cho nhiều đời sau.

– Thủy táng: Thả áo quan xuống đáy sông hoặc biển. Cách này dùng cho người dân thuyền chài sống trên sông nước, không có chỗ ở cố định, hoặc dùng trong mai táng lính thủy hy sinh trên biển trong chiến tranh.

– Cách an táng lập mộ tạm thời, sau 3 năm táng mả rồi xây mộ kiên cố như đại đa số đang làm thì cần bãi bỏ. Đây là một hủ tục rất phức tạp làm khổ nhiều người sống, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa để lại hậu quả rất lâu dài cho nhiều thế hệ sau.

Chọn đất an táng theo Phong thủy âm trạch

Âm trạch là đất táng ông bà, cha mẹ, mưu đồ cho con cháu về sau, vong linh yên ổn thì con cháu thành đạt. Người xưa xem âm trạch là gốc còn dương trạch là nhánh ngọn, nên chăm lo mộ phần rất chu đáo (họ có thuyết cho rằng trần sao âm vậy). Nên việc đi tìm thế đất tốt để chôn người chết, chẳng khác người sống đi tìm đất cất nhà.

Mọi người cũng xem hướng đặt mả, chọn ngày, tháng, năm mà xây mả (nếu người chết được tuổi, tức trong năm đó không kiêng kỵ về xây dựng, trong 49 ngày đầu tiên có thể lập mộ, còn sau đó phải xem ngày, tháng, năm như người sống) bằng Tứ Kim Lâu, Lục Hoang Ốc, ngày, tháng Hoàng Đạo v.v…

Thế đất tốt dùng cho âm trạch là nơi khô ráo, trong “Lã Giám – Tiết tang thiên” viết: “Chôn cạn thì hay bị cầy cáo bới ăn xác, chôn sâu chạm nước mạch. Do vậy phải chôn trên gò cao, để tránh nạn cầy cáo và nạn đầm nước, xác mau thối rữa là không thích hợp”.

Khi có tục chôn cất hình thành, người xưa (qua phát hiện các ngôi mộ cổ tại Hà Nam và Vân Nam bên Trung Quốc) thường chôn người chết quay mặt nhìn về hướng Nam hoặc chếch về hướng Tây.

Tìm thấy ở Bán Pha, Tây An thời văn hóa Ngưỡng Thiều – Nền văn hóa cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà, thời đồ đá mới, có 250 ngôi mộ đều quay mặt về hướng Tây. Tại Vân Nam, phát hiện 200 ngôi mộ thời Xuân Thu đầu quay về hướng Nam, chân xuôi hướng Bắc. Một phát hiện khác tại Hà Nam, có 114 ngôi mộ thời kỳ đồ đá đầu quay chếch về hướng Tây – Tây Nam.

Thời Minh – Tống bên Trung Quốc, người ta làm quan tài dầy 3 tấc để xác bị thối rữa lâu hơn, áo liệm đến 3 lớp đủ che đậy. Khi chôn phía dưới áo quan không có nước, phía trên không thông với mùi xú uế trên mặt đất.

Thuật phong thủy cho rằng, khi an táng đầu chếch về Tây hay Tây Nam, chôn sâu mà không đụng mạch nước ngầm là tốt. Còn khi cải táng cho một huyệt mộ vì một lý do nào đó, ngoài việc đi tìm đất táng, thân nhân cần có chút hiểu biết khi thực hiện phần công việc cải táng này. Thông thường muốn cải táng cho một ngôi mả, ít nhất cũng sau ba năm kể từ ngày chôn cất, bởi khi ấy mùi tử khí không còn ảnh hưởng đến môi trường, và cũng là đạo lý trong tập quán của người Việt chúng ta.

Ngày xưa rất ít người chịu cải táng phần mộ của ông bà cha mẹ, vì sợ bị động vào long mạch, số người còn lại có những lý do khác nhau để cải táng:

– Khi cha mẹ chết lúc nhà còn nghèo nên không đủ tiền mua những cỗ áo quan tốt, nên đợi ba năm sau xin cải táng lại, kẻo áo quan cũ, xấu, hư nát có hại đến di hài, mất phần phúc đức, sợ tổ tiên quở trách.
– Nơi chôn cất có mối, kiến, sụp lở vì nước ngầm.
– Nhờ các thầy phong thủy xem lại thế đất, hay thấy phần mộ bị sụp lở hoặc cây cối đang trồng trên mả tự nhiên khô héo.
– Còn một lý do khác theo mê tín, trong nhà có kẻ dâm loạn hay điên khùng hoặc đau ốm liên miên, gia đình bị tai tiếng thị phi, kiện tụng thì cho là đất đang táng bị động.
– Hoặc có người cầu mong đường công danh phú quý cho gia đình, nhờ thầy địa lý tìm nơi cát địa mà cải táng lại mộ phần của thân nhân.
– Có người khi thấy phần mộ gia đình khác phù hộ làm ăn trở nên khấm khá, cho là đất nơi ấy kết phát, liền cải táng thân nhân về gần nơi có ngôi mộ kia để cầu được hưởng chút dư huệ.
– Và còn có những nguyên nhân khách quan khác, như phải chuyển nghĩa trang ra khỏi thành phố, khu đất được quy hoạch v.v…

[Lăng đá cao cấp] Hung cát 8 hướng chọn đất đặt mộ giúp con cháu tránh họa

Về mặt chủ quan trong gia đình, khi đang cải táng gặp những điều sau đây thì không nên cải táng nữa:

– Một: khi đào mả thấy trong huyệt có con rắn vàng đang sinh sống cho là điềm cát tường (Long xà khí vật).
– Hai: khi mở nắp quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quít thì cho rằng đất kết.
– Ba: khi hơi đất chỗ quan tài ấm áp, không có nước, khô ráo hoặc có nước đọng như màu sữa là tốt. Khi gặp những điều trên đây phải đắp mả lại ngay.

Trước khi cải táng, gia đình tổ chức lễ cáo đường nơi thờ tự. Đến khi động đất cải táng, thêm một lễ xin thổ thần cho đem hài cốt người thân di dời nơi khác.

Khi thực hiện phần gom hài cốt, nhặt lấy xương xếp vào một tiểu sành rồi rẩy nước hoa vào, lúc hoàn tất phải hàn nắp cho kín không cho ánh sáng lọt vào.

Sử dụng tiểu sành là đi gửi chùa, hay đem về nhà thờ. Nếu hài cốt đưa đi cải táng chôn nơi khác, thì dùng áo quan nhỏ, gắn hài cốt như hình người và tẩm liệm thật kỹ như lúc mới chết.

Người mới chết đắp mộ theo chiều dài thân, người cải táng đắp mộ theo hình tròn.
Quan tài cũ không dùng phải bỏ, một số người ở nông thôn thường lấy về làm chuồng nuôi súc vật cho không bị sâu chân. Số khác lấy những mảnh gỗ làm bàn cầu cơ bói toán, hoặc bị đau nhức lấy đốt lên để dưới gầm giường cho cơn đau thuyên giảm.

Những nơi đất cao ráo, độ ẩm thấp, còn làm cho thân xác người chết ít bị thối rửa hơn những nơi ẩm thấp.

Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá (Long đình đá) cho Khu lăng mộ đá đẹp hiện nay

Chia sẻ:
Từ khóa: , , , , , , , , , , , , , , cổng đá.

Sản phẩm khác