Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Ngũ gia bì là gì?
- 2. Cây ngũ gia bì có mấy loại?
- 3. Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
- 4. Ý nghĩa cây gia bì trong phong thủy
- 5. Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì, tuổi gì?
- 6. Vị trí và hướng đặt ngũ gia bì để vượng khí hút tài
- 7. Cây ngũ gia bì có độc không?
- 8. Ngũ gia bì có ăn được không?
- 9. Một số bài thuốc dân gian từ ngũ gia bì
- 10. Lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì làm thuốc
- 11. Cách trồng và chăm sóc ngũ gia bì trong nhà?
- 12. Cách chọn mua cây gia bì khoẻ mạnh
- 13. Một số hình ảnh cây gia bì
1. Ngũ gia bì là gì?
Cây ngũ gia bì hay còn được biết đến với các tên gọi khác như gia bì, xuyên gia bì, tam gia bì, gia bì chân chim, cây đáng, cây lằng, cây lá chân chim 7 lá, tế trụ gia bì, chân chim hoa trắng… Cây có tên khoa học là Acanthopanax aculeatus Seem, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).
Tên gọi của loại cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của nó, cây có khoảng 5 hoặc 7 – 8 lá to mọc chụm vào nhau.
Cây được xếp vào nhóm cây bụi cao khoảng từ 1 đến 7m. Phần thân có rất nhiều gai. Lá cây có dạng lá kép chân vịt mọc so le, hình bầu dục hoặc thuôn, đầu nhọn, hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu sẫm bóng, mép lá có khía răng to, ở gân lá có gai.
Mỗi cuống lá thường mọc ra 6 – 8 lá ở ngọn cuống. Một số cây trồng làm cảnh thường mỗi cuống lá chỉ có 5 lá chứ không phải 6 – 8 lá như ngũ gia bì thông thường.
Cụm hoa mọc ở đầu cành, cuống dài khoảng đến 4cm, nhỏ, màu trắng lục, cánh hoa có hình tam giác. Quả mọng, dạng hình cầu dẹt, khi chín có màu đen, bên trong chứa 2 hạt.
Bộ phận có tác dụng được sử dụng là vỏ rễ hoặc vỏ thân. Đây không chỉ là loại cây nổi tiếng là dược liệu đa tác dụng mà còn được đánh giá là một trong những cây phong thủy nên trồng trong nhà.
2. Cây ngũ gia bì có mấy loại?
Ngũ gia bì được chia thành 2 loại chính là loại ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì vàng.
– Ngũ gia bì xanh là loại thường gặp hơn với lá màu xanh sáng và lá già chuyển dần sang màu xanh sẫm.
– Ngũ gia bì vàng hay còn gọi là ngũ gia bì cẩm thạch có kiểu dáng giống ngũ gia bì xanh nhưng lá cây sẽ xem lẫn màu vàng nhìn khá lạ mắt nên được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
Ngoài ra còn có:
– Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. Cây này được sử dụng làm thuốc thông thường.
– Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao lên tới vài mét. Loại cây này đã được xếp vào danh sách những loại dược liệu quý cần được bảo tồn.
Quả ngũ gia bì gai thuộc loại quả mọng, khi chín chuyển màu đen
3. Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
– Tác dụng trong cuộc sống:
+ Giúp đuổi muỗi:
Công dụng xua đuổi muỗi của loài cây này đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam. Thực tế, nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa trừ muỗi hiệu quả.
+ Giúp thanh lọc không khí:
Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, khử mùi, loại bỏ được khí độc Formaldehyd và giảm đi đáng kể lượng bụi tồn tại trong không khí. Từ đó giúp môi trường sống và sinh hoạt của bạn trở nên trong lành hơn.
Các nhà khoa học đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào và nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt.
– Tác dụng chữa bệnh:
Ngũ gia bì được sử dụng trong nền y học cổ truyền đã từ lâu đời, ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng của ngũ gia bì như một loại “thần dược” được sử dụng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Một số tác dụng chữa bệnh của ngũ gia bì có thể kể đến như:
+ Trị bệnh xương khớp:
Trong Đông y, ngũ gia bì được coi là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp.
Loài cây này có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Tác dụng khu phong, lợi thấp, mạnh gân xương, thư cân, hoạt lạc. Từ đó được sử dụng để mạnh gân cốt, chữa bệnh lý về xương khớp, lưng đau mỏi gối, trẻ em chậm biết đi.
Ngoài, cây còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, làm mềm cơ giúp cơ thư giãn, từ đó hạn chế đau nhức cơ xương khớp, thoái hóa cột sống. Cây cũng có tác dụng kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt.
+ Tác dụng an thần:
Nghiên cứu chỉ ra rằng, loài cây này có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tuy loại dược liệu này có tác dụng tạo hưng phấn nhưng lại không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
+ Chống suy nhược cơ thể:
Ngũ gia bì còn có tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Nhờ đó, cây còn được ví như nhân sâm.
Sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường thể lực, chống lão suy, điều tiết nội tiết rối loạn, điều tiết hồng cầu bạch cầu và huyết áp, giải độc, tăng cường sức chịu đựng trong môi trường thiếu oxy, nhiệt độ cao.
+ Tăng cường hệ miễn dịch:
Các hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể chống lại vi sinh vật, tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội mô, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp cả viêm cấp và mạn tính như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…
+ Tác dụng minh mục, ích tinh, thất thương, tằn trí nhớ, mạnh gân xương và bổ trung.
+ Tác dụng trừ thấp, tiêu thủy, ích tinh, dưỡng thận, trừ phong và hóa đờm.
+ Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù và trừ phong thấp.
+ Hen suyễn, cầm ho,…
+ Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt
+ Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu
4. Ý nghĩa cây gia bì trong phong thủy
Do việc sinh trưởng xanh tốt quanh năm và không tốn nhiều công chăm sóc nên cây ngũ gia bì được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà hay văn phòng, giúp cho không gian thoáng đãng, tươi tắn hơn và mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho những người xung quanh.
Đặc biệt, loài cây này còn mang rất nhiều ý nghĩa tốt lành trong phong thủy, mang tới vận may cho chủ nhân. Có thể kể đến những công dụng tuyệt vời trong phong thủy của ngũ gia bì như:
– Giúp gia chủ phát triển vững mạnh và ổn định đường tài vận, phát triển sự nghiệp và duy trì tài khí dư dả.
– Mang đến sự thịnh vượng và giúp gia chủ củng cố tiền bạc, tài sản.
– Cây có 5 thùy trên mỗi lá, điều này tượng trưng cho cân bằng ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, mang ý nghĩa gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Bởi vậy, trong không gian nhà bạn nên đặt một chậu cây này để mang tới nhiều thuận lợi và tăng sự gắn bó, hòa thuận, êm ấm.
– Ngoài ra, cây còn được nhiều người sử dụng với ý nghĩa chấn phong rất tốt, xua đuổi tà ma và khí độc từ bên ngoài.
– Cây được dùng làm quà tặng trong những dịp mừng khai trương còn có ý nghĩa mang lại tài lộc, làm ăn phát đạt, gặt hái được nhiều thành công.
5. Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì, tuổi gì?
– Ngũ gia bì hợp mệnh gì?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định trồng cây phong thủy này trong nhà hoặc trong văn phòng.
Rất nhiều cửa hàng bán cây phong thủy đều nói rằng ngũ gia bì hợp với tất cả mọi người nên dù thuộc mệnh nào cũng trồng được. Thực tế, để cây có thể phát huy trọn vẹn công dụng phong thủy, tốt nhất bạn vẫn nên lựa chọn cây phù hợp với tuổi và mệnh của mình.
Đối với ngũ gia bì, do cây có thân và lá màu xanh lá nên ứng với thuộc tính Mộc trong ngũ hành. Xét sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên ngũ gia bì sẽ tương hợp với người mệnh Mộc và tương sinh với người mệnh Hỏa.
Nếu bạn là người thuộc hai mệnh này thì trồng ngũ gia bì rất hợp phong thủy.
Nhất là những người làm những công việc đòi hỏi tư duy, sáng tạo, cần thường xuyên giao lưu, gặp gỡ nhiều người. Loài cây này sẽ giúp bạn tăng thêm sự nhiệt huyết, đầu óc sáng tạo, lối tư duy mạch lạc gặt hái nhiều may mắn và tài lộc.
– Ngũ gia bì hợp tuổi nào?
Ngũ gia bì hợp nhất với những người tuổi Dần, tốt hơn nữa nếu như người tuổi Dần đó lại mang mệnh Mộc hoặc Hỏa.
Những năm sinh tuổi Dần phù hợp để trồng cây gồm: Canh Dần (1950), Nhâm Dần (1962), Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1938 – 1998),…
6. Vị trí và hướng đặt ngũ gia bì để vượng khí hút tài
– Vị trí đặt cây hợp phong thủy:
Theo phong thủy, ngũ gia bì nên được đặt ở những vị trí sang trọng như phòng khách đẹp hay phòng làm việc để hút tài lộc, tránh đặt cây ở trong không gian nghỉ ngơi bởi có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn do hiện tượng hiếm khí vào ban đêm.
Bên cạnh đó, không đặt cây trong nhà vệ sinh hay tại những vị trí quá tối. Xạ hương chỉ tiết ra khi cây hấp thụ đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Hãy đặt cây trong không gian nhiều ánh sáng bạn nhé.
Vị trí tốt nhất để đặt ngũ gia bì là trong phòng trẻ nhỏ, phòng ngủ, giếng trời hay gần phòng bếp.
Ngoài ra, nếu đang kinh doanh, bạn cũng có thể đặt cây ở phòng tiếp khách, bàn lễ tân, bàn làm việc hay gần cửa ra vào hàng quán.
Một số vị trí cụ thể bạn có thể tham khảo như:
+ Đặt trên bàn làm việc: Giúp bạn thư giãn, tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng, cung cấp thêm oxy để tăng hiệu suất làm việc.
+ Đặt ở khu vực ban công: Sẽ giúp giảm đi sự nóng bức từ môi trường bên ngoài, gia tăng khả năng điều hòa không khí trong ngôi nhà của bạn.
+ Đặt ở đại sảnh hoặc trước cửa nhà: Vị trí này sẽ có lợi cho phong thủy, giúp thu hút vượng khí và tài lộc về cho bạn.
+ Đặt ở sân vườn: Giúp tô điểm thêm vẻ đẹp và sự đa dạng cho khu vườn trong ngôi nhà của bạn.
+ Đặt cạnh hồ nước, dưới giếng trời: Đây là vị trí thoáng mát có ánh sáng trực tiếp, trường khí trong ngôi nhà sẽ được điều hòa thông thoáng, người trong nhà luôn có tinh thần khỏe khắn, ít bệnh tật từ đó công việc kinh doanh, học tập sẽ được nhiều thuận lợi.
– Hướng đặt cây gia bì:
Về hướng đặt ngũ gia bì, bạn cần căn cứ dựa trên bản mệnh của gia chủ để bố trí cây theo hướng phù hợp. Hãy sử dụng la bàn để có thể xác định hướng dễ dàng và chính xác nhất.
Nếu gia chủ mang mệnh Mộc, hãy đặt cây theo hướng Đông, Đông Nam.
Bản mệnh Hỏa thì hướng Tây Nam, Đông Bắc hay chính Nam là hướng phù hợp để đặt cây.
7. Cây ngũ gia bì có độc không?
Ngũ gia bì là cây thuốc không có độc. Bất cứ bộ phận nào của cây như rễ, thân, lá và hoa đều có thể được sử dụng để làm thuốc.
Tuy nhiên, ngũ gia bì là cây thuốc nên nếu bạn dùng không đúng cách cũng rất nguy hiểm.
Vì thế, dù không có độc nhưng nếu bạn muốn dùng ngũ gia bì để chữa bệnh thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chứ không nên tự ý dùng.
Còn nếu trồng cây với mục đích làm cảnh và vượng vận khí thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng loại cây này ở quanh nhà mà không lo bị trúng độc hay gặp các tác dụng phụ do cây mang lại.
8. Ngũ gia bì có ăn được không?
Bộ phận sở hữu nhiều công dụng nhất của cây đó chính là phần rễ và vỏ thân. Vì điều này nên có rất nhiều người thắc mắc là lá của ngũ gia bì có ăn được không và tác dụng ra sao.
Thực chất, lá của cây có hình dáng khá đẹp mắt. Chính vì thế, người ta thường bày biện chậu cây này trong nhà để cho không gian thêm tươi tắn và mang lại may mắn cho gia chủ hơn.
Bên cạnh phần rễ và vỏ thân thì lá của ngũ gia bì cũng sở hữu nhiều tác dụng nổi trội. Với những cây sinh trưởng tốt, người ta thường dùng lá của nó để nấu canh tôm và canh cá. Lá cây khi cho vào canh cá hoặc canh tôm sẽ có vị hơi đắng đắng, nhưng không quá gắt.
Ngoài ra, người dân Quảng Nam còn sử dụng loại lá này để cuốn gỏi, mang lại hương vị mới lạ cho món ăn. Vì vậy, lá của cây hoàn toàn có thể ăn được.
Cách ngâm rượu rễ cây gia bì:
Bên cạnh lá, phần rễ của cây thường được người dân ưa chuộng dùng để ngâm rượu. Bạn có thể tham khảo 2 cách ngâm rượu từ rễ của ngũ gia bì như sau:
+ Cách 1: Lấy phần vỏ và rễ theo tỷ lệ 1:7, sau đó cứ 100g hỗn hợp đem đi ngâm với 1 lít rượu trắng trong ít nhất 3 tháng là có thể dùng được. Khi dùng chỉ uống 1 chén nhỏ, mỗi ngày từ 1-2 lần và uống trong bữa ăn.
+ Cách 2: Chuẩn bị 100g rễ ngũ gia bì, đem sao vàng trên chảo rồi mang ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 2 tuần. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần, mỗi lần chỉ lấy 1 chén con để uống trước hoặc trong bữa ăn.
9. Một số bài thuốc dân gian từ ngũ gia bì
Các bài thuốc từ ngũ gia bì có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,…
– Chữa đau nhức người, đau lưng, đau xương khớp:
Ngũ gia bì sao vàng 100g ngâm trong 1 lít rượu trắng nồng độ 30 độ, để khoảng 10 đến 15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Mỗi ngày uống khoảng 30ml rượu ngâm ngũ gia bì vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Chữa tay chân run không cầm nắm được:
Ngũ gia bì 30g, ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g, nhục quế 6g, gừng 3g. Sắc lấy nước uống.
– Chữa sưng đau các khớp kéo dài gây hạn chế vận động khớp:
Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, tục đoạn 20g, lá ngải 16g, cát căn 16g. Sắc chia 2 lần uống/ngày.
– Mạnh gân cốt trị chứng mềm yếu gân xương, trẻ chậm biết đi, liệt dương:
Ngũ gia bì 5g, mộc qua 5g, ngưu tất 5g. Sắc lấy nước hoặc tán bột, uống với một chút rượu loãng và uống hàng ngày.
Ngũ gia bì 3–5g, mộc qua 3–5g, ngưu tất 3–5g. Sắc lấy nước hoặc tán bột, uống với chút rượu loãng; uống hàng ngày. Sử dụng cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi.
Ngũ gia bì 40g, mẫu đơn bì 40g, xích thược 40g, đương quy 40g. Các vị thuốc trên đem đi tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5–8g. Trị phụ nữ bị lao lực, suy nhược mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra mồ hôi nhiều, không muốn ăn uống.
– Chữa chứng thống phong (gout):
Ngũ gia bì 16g, bồ công anh 16g, trinh nữ 16g, ngưu tất nam 20g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, cà gai leo 16g, tất bát (lá lốt) 12g, cát căn 16g, đơn hoa 16g, quế 10g, kinh giới 16g, thủy xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Trị suy nhược cơ thể ở nữ giới:
Chuẩn bị mẫu đơn bì, ngũ gia bì, đương quy và xích thược mỗi thứ 40g. Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày dùng 2 lần.
– Bài thuốc chữa phù thận:
Chuẩn bị ngải diệp, bạch truật, hương nhu trắng, ngũ gia bì và bông mã đề mỗi thứ 16g, cẩu tích 12g, đinh lăng 20g, bào khương và nhục quế mỗi thứ 10g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang. Sử dụng thuốc liên tục trong một tuần.
– Trị sản phụ phù nề sau khi sinh:
Chuẩn bị: Trần bì, xa tiền tử, hồng hoa, quế chi mỗi thứ 10g, ngũ gia bì, ích mẫu và đan sâm mỗi thứ 16g, tô mộc 20g, đinh lăng 20g, uất kim và bạch truật mỗi thứ 12g.
Đem sắc với 1.8l nước, còn lại 400ml, chia thành 2 lần dùng.
10. Lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì làm thuốc
Để dùng thuốc từ ngũ gia bì hiệu quả nhất bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
– Vì thuốc này có tính vị cay tính ôn, do đó nếu dùng không đúng làm tổn hại phần âm, nên người âm hư hỏa vượng không nên dùng (thích mát, hay khát, cơ thể nhiệt thịnh).
– Là một vị thuốc đông y nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín trước khi sử dụng.
– Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác đang dùng có thể gây ra những tương tác với vị thuốc này gây hiệu quả không mong muốn.
– Trong quá trình sử dụng, nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
– Tránh nhầm ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) tên khoa học Rubus cochinchinensis Tratt, họ Hoa hồng (Rosaceae) cũng có nơi được gọi là cây ngũ gia bì trong dân gian.
11. Cách trồng và chăm sóc ngũ gia bì trong nhà?
Khi trồng ngũ gia bì, bạn nên để ý các yếu tố cơ bản về đất, nước và ánh sáng cho phù hợp với cây là được.
Đối với ngũ gia bì trồng thủy sinh, các bạn cũng chỉ cần chú ý thay nước mỗi tuần một lần và không đổ nước ngập hết rễ cây là được. Về vấn đề bón phân thì bạn nên dùng dung dịch thủy sinh. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong bình thủy sinh là được chứ không cần nhiều.
– Loại đất trồng:
Ngũ gia bì vốn không kén đất nên bạn chỉ cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt là được. Tất nhiên đất càng giàu dinh dưỡng càng tốt, dinh dưỡng trong đất sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Bạn có thể lựa chọn loại đất mùn pha xơ dừa hoặc trấu hoai mục để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho đất. Đất trồng cần đảm bảo có độ tơi xốp, thoát nước tốt nhằm không gây úng rễ cho cây. Nếu không có sẵn đất, bạn cũng có thể tìm mua các loại đất vi sinh được đóng bao sẵn ở các tiệm cây cảnh.
– Kỹ thuật trồng:
Ngũ gia bì là cây dễ trồng dễ chăm sóc và có thể nhân giống bằng việc giâm cành hoặc chiết cành. Khi trồng cây bạn cần chuẩn bị sẵn chậu đất có bể rộng lớn hơn ⅓ bóng của gốc cây.
Giâm cành: Cắt một cành cây khỏe, sau khi để khô đầu thì nhúng vào dung dịch kích thích mọc rễ. Ngâm khoảng 15 phút thì lấy ra trông vào đất đã chuẩn bị sẵn.
Chiết cành: Chọn cành khỏe mạnh, sau đó khoanh vỏ, đắp bầu và chờ cành ra rễ thì cắt rồi trồng xuống đất.
Lưu ý vun đất vào sát gốc và hơi nhô cao lên một chút, tưới nước đều đặn hàng tuần.
– Điều kiện ánh sáng:
Loài cây này ưa nắng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp quá mạnh chiếu đến, do đó bạn cần để chậu cây vào nơi râm mát hoặc có mái che chắn nắng, tránh ánh nắng gắt quá khiến cây bị cháy lá.
Nếu bạn trồng ngũ gia bì trong nhà thì nên cho cây ra ngoài phơi nắng khoảng 3 lần một tuần, mỗi lần từ 4-6 tiếng là được để giúp cây quang hợp tốt hơn.
Còn nếu bạn trồng trong chậu ở văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với điều hòa và ánh sáng đèn thì mỗi tuần nên mang cây ra phơi nắng khoảng 1 giờ.
– Nước tưới:
Ngũ gia bì là cây cần tưới nước khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tưới nhiều nước quá cây sẽ bị chết vì úng rễ.
Do đó, bạn hãy tưới cây một lần mỗi ngày nếu trồng cây ngoài trời và tưới 2 – 3 lần mỗi tuần nếu trồng cây trong nhà để tránh tình trạng tích nước trong đất gây úng rễ cho cây. Không nên tưới quá thường xuyên trừ khi nơi bạn sinh sống có khí hậu nóng quanh năm.
Nguyên tắc tưới cây là sau khi tưới một thời gian thấy đất trồng cây khô ráo mới tưới tiếp. Chú ý quan sát màu sắc của lá trong quá trình trồng, nếu chúng bị vàng lá hoặc rụng nhiều chứng tỏ nước tưới đang bị dư thừa.
– Nhiệt độ và độ ẩm:
Đây là loại cây sinh trưởng trong môi trường nhiệt đới ẩm. Do đó chúng có thể chịu được mức nhiệt độ môi trường cao không quá 60 độ C.
Để thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây, bạn nên để chúng ở nơi có nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Ngoài ra cần chú ý độ ẩm trong đất, không được để đất quá khô.
– Bón phân:
Ngũ gia bì không đòi hỏi phải cung cấp phân bón cho chúng thường xuyên vì loại cây này khá dễ sinh trưởng.
Bạn chỉ nên bón phân cho cây vào giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của cây nhằm kích thích cho chúng phát triển mạnh hơn. Hãy sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước ở một tỷ lệ nhất định.
– Phòng sâu bệnh:
Trong quá trình trồng, bạn cũng nên đề phòng cây bị côn trùng tấn công lá gây hại cho cây. Cây thường gặp các vấn đề về rầy nâu, nhất là giai đoạn cây đang ra lá non. Bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng việc thường xuyên kiểm tra thân và lá cây để loại bỏ rầy nâu khi cây vừa gặp phải.
Nếu cây bị rầy hơi nặng thì có thể sử dụng thuốc trừ rầy Diazan 2 lần mỗi tuần cho tới khi hết bệnh.
Ngoài ra hãy chú ý quan sát và cắt tỉa những lá bị khô héo và bị bệnh nhằm tránh lây lan cho những lá hoặc cây khác.
12. Cách chọn mua cây gia bì khoẻ mạnh
Dù ngũ gia bì dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc, nhưng việc lựa chọn một cây hoặc chậu ngũ gia bì khoẻ mạnh sẽ tốt hơn chọn đại hoặc chọn nhầm cây đang bệnh mà không biết.
Vậy bạn nên chú ý những chi tiết nào khi chọn?
– Lá vàng hoặc rụng lá: Nếu lá bị vàng hoặc rụng nhưng ở phía gần gốc cây thì không thành vấn đề, đó là dấu hiệu bình thường khi cây thay lá mới, nhưng nếu lá ở phần ngọn bị vàng hoặc rụng, đây là dấu hiệu cho thấy cây đang dư nước, bị đặt ở nơi nhiệt độ cao, bị thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc bị thiếu ánh sáng
– Lá, cuống lá bị nâu: Thường do dư nước, nếu có dấu hiệu này thì kiểm tra rễ xem có bị hư không.
– Côn trùng: Kiểm tra dưới lá có mạng nhện hoặc nhện không.
13. Một số hình ảnh cây gia bì
Hình ảnh cây gia bì
Cây gia bì trồng trong chậu sứ
Cây gia bì ở văn phòng
Cây gia bì trồng nơi nhiều ánh sáng
Cây gia bì trồng trong nhà
Cây gia bì để bàn làm việc
Cây gia bì thủy sinh
Trên đây là những thông tin về cây Ngũ gia bì mà bạn cần quan tâm nếu muốn trồng một cây trong nhà hay văn phòng của mình.
Hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để có thể tự mình chăm sóc, mang tới tài vận, may mắn, tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Mời bạn xem thêm các nội dung khác:
Cây trầu bà đột biến là gì? Vì sao cả chục triệu, trăm triệu mà mọi người vẫn lùng sục tìm mua?
Cây lưỡi hổ phong thủy có tác dụng gì, hợp tuổi nào mệnh nào, có độc không?
CÂY PHÁT TÀI PHONG THỦY: Liệu tài lộc có tăng tiến như đúng tên gọi?
CÂY KIM TIỀN: Lựa chọn số 1 giúp kích hoạt may mắn, thúc đẩy tài lộc
Ý nghĩa biểu tượng cây tre trong phong thủy: Tài lộc trong tay, vận may phất phới!
Từ khóa:
blog phong thủy,
phong thủy,
phong thủy tốt,
phongthuy,
xem phong thủy