1. Đặc điểm, tính chất của Hành Kim
Trong thuyết ngũ hành, Kim là yếu tố thứ tư.
Hành Kim là gì? Kim tượng trưng cho loại kim khí và kim loại trong đất trời, được nuôi dưỡng bởi đất trời. Kim được sinh ra từ Thổ vì nó được thiên nhiên, khoáng vật đất đá nuôi dưỡng, tôi luyện và kết tinh.
Hành Kim đại diện cho thể rắn, khả năng chứa đựng, chỉ về mùa Thu và sức mạnh.
Đồng thời, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim thể hiện sự sắc sảo, sự công minh còn khi tiêu cực, nó có thể là sự hủy hoại, phiền muộn.
Người mệnh Kim sinh năm nào?
Người mệnh Kim sinh năm:
Nhâm Thân (1932, 1992), Ất Mùi sinh (1955, 2015), Giáp Tý (1984, 1924), Quý Dậu (1933, 1993), Nhâm Dần (1962, 2022), Ất Sửu sinh (1985, 1925), Canh Thìn (1940, 2000), Quý Mão (1963, 2023), Tân Tỵ (1941, 2001), Canh Tuất (1970, 2030), Giáp Ngọ (1954, 2014), Tân Hợi (1971, 2031).
Tính độc đoán và cương quyết là nét đặc trưng cơ bản trong Tính cách người mệnh Kim
Người mệnh Kim luôn đặt ra những mục tiêu lớn trong cuộc đời và dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng, bất chấp mọi khó khăn thử thách.
Với bộ não nhanh nhạy và sắc bén, họ xứng đáng là những nhà tổ chức giỏi. Họ làm việc độc lập và luôn tự tin vào khả năng của bản thân. Những thành quả đạt được đem đến niềm vui và động lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Người mệnh Kim thuộc tuýp người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ. Họ vừa mạnh mẽ lôi cuốn, lại vừa cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị.
2. Nguyên lý hoạt động của hành Kim: Kim tương sinh hành gì, tương khắc hành gì?
Vạn vật xung quanh ta luôn tồn tại Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ đại diện cho sự sống trên trái đất.
Nguyên lý hoạt động của hành Kim khi kết hợp với các hành khác sẽ quyết định sự thành bại trong công việc và cuộc sống hôn nhân của hành Kim này.
Xét về ngũ hành tương sinh tương khắc trường hợp cụ thể như sau:
– Theo quy luật tương sinh trong ngũ hành: Mệnh Kim tương sinh với mệnh Thổ (Thổ sinh Kim) và mênh Thủy (Kim sinh Thủy).
– Theo quy luật tương khắc trong ngũ hành: Mệnh Kim khắc mệnh Mộc (Kim khắc với Mộc) và mệnh Hỏa (Hỏa khắc Kim).
Mệnh Kim hợp màu gì, kỵ màu gì để May mắn, Phát tài? Đọc ngay để có những lựa chọn chất như nước cất
Là điều dễ hiểu khi người thuộc hành Kim chắc chắn sẽ có những thắc mắc như là mệnh Kim hợp màu gì hay tôi mặc màu gì thì hợp, mua đá phong thủy như thế nào để
3. Hành Kim có bao nhiêu nạp âm?
Theo Lục Thập Hoa Giáp, Hành Kim là gì, có bao nhiêu nạp âm? Hành Kim có 6 nạp âm phân thành: Hải Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Bạch Lạp Kim, Sa Trung Kim, Kim Bạch Kim và Thoa Xuyến Kim.
Kiếm Phong Kim (kim đầu kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), nếu không có lửa (Hỏa) thì không thành vật dụng.
Thông thường Hỏa sẽ khắc Kim nhưng nếu thuộc nạp âm là Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim kết hợp mệnh Hỏa sẽ tạo ra hôn nhân hạnh phúc.
Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (kim chân đèn), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạc Kim (kim mạ vàng, bạc) đều kỵ hành Hỏa.
4. Đồ vật nào thuộc hành Kim?
Tất cả các kim loại đều thuộc hành Kim.
Hành Kim gồm những vật có hình dáng tròn bầu.
Mái vòm thuộc hành Kim.
Vật dụng kim khí được xem là mệnh Kim.
Cửa và bậc cửa đều thuộc hành Kim.
Những đồ dùng nhà bếp.
Những màu trắng, xám, bạc và vàng ươm.
Tiền đồng là vật thuộc hành Kim.
Những chiếc đồng hồ.
5. Màu sắc đặc trưng của hành Kim là gì?
Màu đặc trưng và tương hợp với hành Kim là các màu trắng, bạc, màu nâu xám, vàng đậm,…
Màu trắng được xem là màu bản mệnh của mệnh Kim, khơi dậy những nguồn năng lượng trong phong thủy bởi nó biểu hiện cho sự tinh khiết và trong sáng, dung hòa các màu khác trong cuộc sống.
Màu xám tốt cho cung Tử Tức (con cháu) và Quý Nhân hoặc Quan Lộc của người mệnh Kim vì nó biểu hiện cho sự tươi sáng, đẹp đẽ.
Vì Thổ sinh Kim nên màu vàng được xem là màu tương sinh cho người mệnh này.
Những màu sắc trên nếu phối hợp ăn ý sẽ đem lại may mắn cho bản mệnh.
6. Hành Kim quan hệ với các lĩnh vực khác như thế nào?
– Số Hà Đồ: 4
– Cửu Cung: 7, 6
– Thời gian trong ngày: Tối
– Năng lượng: Thu nhỏ
– Bốn phương: Tây
– Bốn mùa: Thu
– Thời tiết: Mát
– Màu sắc: Trắng
– Thế đất: Tròn
– Trạng thái: Cấu
– Vật biểu: Bạch Hổ
– Mùi vị: Cay
– Cơ thể, năng lượng: Da lông, tay phải
– Bàn tay: Ngón áp út
– Ngũ tạng: Phế (Phổi)
– Lục dâm (lục tà): Táo
– Lục phủ: Đại tràng (ruột già)
– Ngũ căn: Khứu giác, mũi
– Ngũ tân: Nước mũi
– Ngũ Phúc: Phú – Giàu có
– Ngũ giới: Trộm cắp, tranh đua
– Ngũ Thường – Nho giáo: Nghĩa
– Xúc cảm (tình chí): Đau buồn(bi)
– Tháp nhu cầu Maslow: T2: Nhu cầu an toàn, yên tâm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe.
– Giọng: Cười
– Thú nuôi: Khỉ, Gà
– Hoa quả: Lê, bưởi trắng.
– Rau củ: Bông cải trắng, măng tây trắng, hành tây, củ tỏi.
– Ngũ cốc: Ngô, đậu thận trắng lớn, đậu trắng nhỏ.
– Thập can: Canh, Tân
– Thập nhị địa chi: Thân, Dậu
– Âm nhạc: La
– Thiên văn: Kim Tinh (Thái Bạch)
– Bát quái: Càn, Đoài
– Ngũ uẩn (ngũ ấm): Tưởng Uẩn
– Tây Du Ký: Sa Ngộ Tĩnh
– Ngũ Nhãn: Tuệ Nhãn
Thủy Thủy (TH)
Mệnh Kim nuôi cá gì để phúc lộc luôn đầy nhà?
Người mệnh Kim mua nhà hướng nào tốt, công danh tài lộc hưng vượng hơn người?
Những loại cây hợp mệnh Kim giúp phát tài phát lộc?
Màu sắc phù hợp với người mệnh Kim nhất là gì?
Từ khóa:
blog phong thủy,
phong thủy,
phong thủy tốt,
phongthuy,
xem phong thủy