Thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là mảnh đất trù phú, được thiên nhiên ưu ái và ban tặng cho địa thế phong thủy khá tốt.
Nhiều thầy phong thủy đã đánh giá thành phố Hồ Chí Minh, nay vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn, có phong thủy đẹp. Vào những năm giữa thế kỉ 20, nơi đây từng được ví là Hòn ngọc Viễn Đông.
Có đầy đủ yếu tố làm nên một thành phố phát triển, có đủ tiềm năng để lớn mạnh, nhưng cho tới giờ, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thể vươn lên vị trí đứng đầu Đông Nam Á, chưa thể lặp lại lịch sử khi trở thành Hòn ngọc được bao người ao ước trước đây.
Phong thủy thành phố Hồ Chí Minh còn ẩn chứa rất nhiều huyền cơ, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như diễn biến lịch sử của thành phố trung tâm nơi phía Nam đất nước này. Hôm nay Lịch ngày tốt xin có đôi lời lạm bàn về địa thế phong thủy của vùng đất này, đồng thời đưa ra một vài lý giải tại sao phong thủy Sài gòn đẹp nhưng lại chưa thể vượng phát đúng với ý nghĩa của nó.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có địa thế phong thủy đẹp
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn. Đây là con sông bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc, sau đó chảy xuống và đi ngang qua khu vực phía Bắc của thành phố rồi lại uốn lượn qua phía Đông, từ đó mới nhập lại cùng sông Đồng Nai chảy xuống từ phía Bắc, tiếp đến đổ ra biển nơi phía Nam.
Những con sông dày đặc, uốn lượn chảy qua Sài Gòn khiến cho vượng khí vô biên bất tận. Thành phố được sông núi ôm trọn vào lòng, được bao bọc che chở nên tránh được những tai ương bất trắc.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa một khoảng bình nguyên rộng lớn, phía xa là dãy Trường Sơn nằm tại Lâm Đồng ở phía Bắc và Đông Bắc, còn có dãy núi Bà Đen tại tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc thành phố, riêng phía Đông Nam là khu núi Vũng Tàu. Núi Bà Đen và núi ở Vũng Tàu đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại.
Các dãy núi cũng tạo nên địa thế phong thủy vô cùng tốt. Mạch Trường Sơn chấm dứt tại Quảng Đức, Lâm Đồng tạo ra thế Huyền Vũ, che chở cho phía sau thành phố. Núi Bà Đen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu lại đồng thời tạo nên thế “tứ tượng trong phong thủy, trấn giữ và bảo vệ cho vùng đất trù phú này.
Có một điểm khá thú vị khi mà núi Bà Đen (hữu Bạch Hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh Long), mà thành phố Hồ Chí Minh lại nằm lệch về phía Vũng Tàu nên hình thành thế Long – Hổ quân bình, giúp cho nền kinh tế nơi đây luôn phát triển không ngừng.
Các dãy núi hộ vệ không quá xa cũng không quá gần gây nên thế áp đảo, đe dọa thần khí của Sài Gòn mà ở khoảng cách vừa phải, để cho thành phố này có khoảng không gian rộng lớn, đủ để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Địa thế đẹp, có núi sông bao bọc, phong thủy thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm đặc biệt, mang theo vượng khí, xứng đáng trở thành một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất ở Việt Nam.
Tại sao phong thủy thành phố Hồ Chí Minh đẹp nhưng chưa đủ vượng phát
Địa thế phong thủy tuyệt vời đến vậy nhưng cho đến giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã đánh mất danh hiệu Hòn ngọc Viễn Đông trước đây của mình, chưa thể vươn lên, trở lại vị trí là thành phố đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo các nhà phong thủy học, tuy thành phố nằm trong vùng đất có vị trí phong thủy đẹp, nhưng do trung tâm thành phố chưa nằm đúng vị trí đắc địa thì khí tốt chưa đủ vượng, khó bề đạt mức hưng phát đỉnh điểm.
Chính long mạch (tức chân long) của vùng đất này nằm ở khu vực giữa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, song thành phố lại nằm ở phần đất bên ngoài.
Đây được gọi là đất “hộ sa”, tức vùng đất hộ vệ, bảo vệ cho chân long. Mà theo phong thủy thì chân long mới là nơi kết tụ linh khí đất trời, là nơi địa linh nhân kiệt, là đất của các bậc đế vương, dễ dàng đứng đầu vị trí về chính trị và kinh tế của cả khu vực.
Còn đất hộ sa chỉ được coi là phần chư hầu, linh khí tản mát, khó bề tích tụ, chính vì thế mà khả năng trở thành trung tâm kinh tế chính trị hùng mạnh không được lớn.
Các chuyên gia phong thủy chỉ ra rằng, nếu thành phố muốn phát triển hơn, hưởng trọn vẹn lợi thế cát cát do sông Sài Gòn uốn lượn hai vòng quanh thành phố thì cần đặt trung tâm nằm ở khu vực được dòng sông ôm lấy như khu Thủ Thiêm. Đó là vùng đất “chân long”, hội tụ sinh khí dồi dào nhất khu vực Đông Nam Bộ.
Thế đất Thủ Thiêm được đánh giá là thế đất đẹp hiếm có trong phong thủy, là nơi đắc địa để dân cư sinh sống, an cư lạc nghiệp. Thế đất lớn, thu nạp sinh khí hưng vượng của dòng chảy sông Sài Gòn nên hứa hẹn sẽ mang lại nhiều phúc lộc, công danh vinh hiển, sự nghiệp hưng vượng.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang trên đà phát triển, có nhiều cơ hội để vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị còn lớn mạnh nhiều hơn thời điểm bây giờ. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, hội tụ đủ những yếu tố này, chắc chắn sẽ có ngày thành phố thay da đổi thịt, giúp Việt Nam trở thành một trong những con Rồng châu Á.
Thiên Thiên
Hoành Sơn – thế phong thủy đại địa
Hòa Thân và những bí mật phong thủy nơi cấm phủ
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và cú lừa phong thủy ngoạn mục mang họa diệt vong
Từ khóa:
blog phong thủy,
phong thủy,
phong thủy tốt,
phongthuy,
xem phong thủy