Thai Thần là gì? Tại sao nên kiêng báo tin vui trong 3 tháng đầu?

Chúng ta thường đọc được những tin tức giải trí như một nữ minh tinh nào đó đang nghi ngờ là có thai, nhưng đương sự lại một mực phủ nhận. Một thời gian sau, cũng chính ngôi sao ấy lại tổ chức họp báo công bố tin vui trước đây là “có thật". 
 
Nhiều người không hiểu tại sao lại phải vòng vo như thế, có thì nói có, không thì bảo không, dù sao mang thai cũng là chuyện vui, đáng chúc mừng cơ mà. Đó có thể là do quan niệm truyền thống, thai phụ nên kiêng báo tin vui trong 3 tháng đầu mang thai để tránh kinh động tới Thai Thần, ảnh hưởng đến bào thai.
 
Nhưng Thai Thần là gì, đó có thể là khái niệm khá mới với rất nhiều người. Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm phong thủy này, biết được Thai Thần là gì và lý do tại sao có quan niệm kiêng báo tin vui những ngày đầu mang thai nhé, hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp ích cho các bạn độc giả.
 

1. Thai Thần là gì?

 
Người xưa cho rằng, trong khoảng thời gian bắt đầu mới mang thai cho đến khi sinh nở, Thai Thần luôn túc trực bên cạnh thai phụ.

Vì thế mà quan niệm truyền thống có rất nhiều điều kiêng kị đối với thai phụ như không được chuyển nhà, không được trèo cao, không được cầm kim chỉ, dao kéo, không được để người khác vỗ lưng từ phía sau…

Thai Thần có thể ở bên cạnh hoặc ở trong phòng thai phụ, trú ngụ ở các đồ đạc trong nhà nên phải đặc biệt chú ý để tránh mạo phạm đến Thai Thần, ảnh hưởng đến thai phụ và đứa trẻ trong bụng.

 
 
Trong dân gian, Thai Thần còn được gọi là Thai khí. Kì thực, đó là một khái niệm y học, do y học phương Đông sáng tạo ra để nói về sự chuyển đổi phức tạp về khí trong sinh lý của phụ nữ có thai. Mới đầu, do kiến thức hạn hẹp nên không mấy người biết và hiểu ý nghĩa thực sự của Thai khí nên mới thần thánh hóa và tạo ra Thai Thần, coi đó là vị thần chủ quản việc mang thai, sinh nở.
 

2. Làm thế nào để xác định vị trí của Thai Thần?

 
Vậy là chúng ta đã làm rõ câu hỏi “Thai Thần là gì”. Theo phong thủy, nếu nhà có thai phụ mà không chú ý, động chạm đến vị trí Thai Thần trú ngụ thì có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, gây tai họa cho thai phụ và sinh mệnh của bào thai. Nhưng phải làm thế nào để xác định được vị trí của Thai Thần? Thông thường, có thể biết được vị trí cụ thể của Thai Thần theo ngày và theo tháng âm lịch.
 

Vị trí của Thai Thần theo tháng

 
Tháng Chạp, tháng Giêng: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ của thai phụ.
Tháng 2, tháng 3, tháng 9, tháng 10: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào và cửa sổ.
Tháng 4, tháng 6, tháng 11: Thai Thần ngụ tại phòng bếp, xem xét điều kiện sống của gia đình.
Tháng 5: Thai Thần ngụ ngay bên mình thai phụ.
Tháng 7: Thai Thần ngụ tại cối xay.
Tháng 8: Thai Thần ngụ tại nhà vệ sinh.

Mời bạn đọc thêm: 

Những điều kiêng kị trong bài trí nội thất đối với phụ nữ có thai nhất định phải biết
Gia đình có em bé là chuyện vui mừng. Nhưng khi bài trí nội thất, cần chú ý những gì khi phụ nữ có thai trong nhà? Có nên chuyển chỗ ở hay không?  
 

Vị trí của Thai Thần theo ngày

 
Ngày ở đây tính bằng lịch âm, xét theo 10 thiên can và 12 địa chi. Ứng với mỗi thiên can, địa chi thì Thai Thần lại ngụ ở một nơi khác nhau, nên tránh sử dụng hoặc động chạm đến vị trí đó trong nhà.

 

Vị trí Thai Thần theo thiên can

 
Ngày Giáp, Kỷ: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào, cửa sổ trong nhà.
Ngày Ất, Canh: Thai Thần ngụ tại cối xay.
Ngày Bính, Tân: Thai Thần ngụ tại phòng bếp, nơi bếp nấu.
Ngày Đinh, Nhâm: Thai Thần ngụ tại nhà kho.
Ngày Mậu, Quý: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ, nơi giường nằm.
 

Vị trí Thai Thần theo địa chi

 
Ngày Tý, Ngọ: Thai Thần ngụ tại cối xay.
Ngày Sửu, Mùi: Thai Thần ngụ tại nhà vệ sinh.
Ngày Dần, Thân: Thai Thần ngụ tại nhà bếp, nơi bếp nấu.
Ngày Mão, Dậu: Thai Thần ngụ tại cửa ra vào.
Ngày Thìn, Tuất: Thai Thần ngụ tại nơi nuôi nhốt vật nuôi trong nhà.
Ngày Tị, Hợi: Thai Thần ngụ tại phòng ngủ, nơi giường nằm.
 
Theo quan niệm dân gian, trong những ngày này tuyệt đối không được động đến vị trí mà Thai Thần đang trú ngụ, không được sửa chữa, làm kinh động đến Thai Thần thì mới giữ được bình an cho cả mẹ và con.
 
Còn theo quan điểm khoa học thì phụ nữ có thai rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mà suy giảm sức khỏe. Nhà xây sửa thì không tránh khỏi phải lau dọn hoặc chịu bụi bặm, tiếng ồn hay tai nạn, khiến tinh thần bất ổn, sức khỏe suy yếu, tử cung co bóp mạnh, tác động xấu đến thai nhi.
 

3. Có thật là nên kiêng báo tin vui trong 3 tháng đầu mang thai?

 
Chuyện nên giữ kín tin vui trong 3 tháng đầu, có 2 cách giải thích như sau.
 
Thứ nhất, dân gian truyền rằng Thai Thần, vị thần bảo trợ cho sinh mệnh của thai nhi sẽ xuất hiện sau khi bào thai tượng hình. Thai Thần sẽ bảo vệ cho em bé trong bụng mẹ được khỏe mạnh bình an. Nếu đem chuyện mang thai thông báo quá sớm với mọi người thì có thể sẽ vô tình khiến cho Thai Thần phật ý, không vừa lòng mà rời đi.

 
 
Thứ hai, trước kia điều kiện y tế không được tốt, sức khỏe của thai phụ cũng không được như bây giờ, có người mới hôm trước báo tin vui thì hôm sau đã gặp chuyện bất trắc. Vì thế mà người ta muốn tránh để thai phụ có áp lực về tâm lý nên kiêng không báo tin vui sớm.
 
Nhưng giờ xã hội phát triển, y học hiện đại, các thai phụ được chăm sóc rất kĩ, giảm bớt nhiều nguy cơ sảy thai.

Nếu bạn không muốn quá lớn chuyện, không nói với nhiều người cũng không sao, nhưng nhớ đừng tránh “báo tin vui” với bác sĩ nhé. Đi khám và kiểm tra sức khỏe đầy đủ sẽ bảo đảm cho sức khỏe của cả bản thân và em bé.

 
Với những bạn làm việc trong điều kiện không được tốt, mà khoảng thời gian 3 tháng đầu thai nhi rất mong manh, đừng ngại chia sẻ với mọi người để được cảm thông và giảm bớt khối lượng công việc nếu có thể nhé.

Con cái là lộc trời cho, là món quà lớn nhất mà chúng ta nhận được, hãy đặt sức khỏe của mẹ và bé lên trên hết!

 
Thiên Thiên

Nắm vững 8 quy tắc phong thủy phòng bếp bảo vệ bà bầu
5 kiểu người cần tránh giao tiếp khi bạn đang bầu bí
Khó có thai, xem ngay phong thủy trong nhà
Chia sẻ:
Từ khóa: , , , ,

Sản phẩm khác