Xây cổng nhà đúng phong thủy để hút tài hút lộc dồi dào về cho gia đình bạn

 

 

1. Như thế nào được xem là xây cổng nhà đúng phong thủy

 
 
Để xây cổng nhà vừa để làm đẹp ngôi nhà của bạn lại vừa tốt về phong thủy giúp thu hút tài lộc cho gia đình, chủ nhà cần lưu ý một số chi tiết sau:
 

Kích thước cổng nhà

 
Theo các chuyên gia, chiều rộng, chiều cao cổng nhà theo phong thủy cần căn cứ vào thước Lỗ Ban, cụ thể là thước Lỗ Ban cửa cổng. Kích thước chiều rộng cổng nhà hợp phong thủy phải là âm (số chẵn) còn chiều dài kích thước, số đo cửa cổng ngõ là dương (số lẻ). 
 
– Kích thước cửa cổng một cánh: Kích thước cổng chính là 81cm x 212cm.
 
– Kích thước cửa cổng 2 cánh: Kích thước cổng nhà ở, nhà vườn là 138cm x 216,5cm.
 
Nhà có 2 cổng tức là ngôi nhà có cửa chính, cửa sau hoặc cửa bên hông cửa chính. Điều này thường xảy ra ở các ngôi nhà vườn rộng, mở một cổng ở mặt tiền và một cổng phụ ở mặt khác để đi vào gara hoặc tránh đi qua phòng khách.
 
Theo phong thủy nhà có hai cổng thì hướng hai cổng cần căn cứ theo bát trạch. Gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh sẽ đặt cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh thì nên đặt cổng ở hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam.
 

Kích thước trên có thể dùng áp dụng cho cả nhà phố, biệt thự cũng như cổng cơ quan, cổng nhà thờ,…

 

Hướng cổng theo tuổi 

 
Có thể xem hình dáng, chất liệu, màu sơn cổng nhà theo phong thủy, xây cổng nhà theo ngũ hành:
 
– Gia chủ thuộc mệnh Hỏa:

Không nên mở cổng hướng Bắc (thuộc hành Thủy) Thủy và Hỏa khung khắc nên gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Những người tuổi này nên xây cổng có nhiều nét nhọn, vắt chéo sơn màu đỏ, nâu. Cổng bên trên có thể có mái ngói đỏ.

 
– Gia chủ thuộc mệnh Kim:

Không nên mở cổng hướng Nam (thuộc Hỏa) Hỏa và Kim xung khắc, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Những người tuổi này nên làm cổng có hình dáng vòm cong tròn màu sáng, trắng, bạc. Vật liệu nên thiên về kim loại.

 
– Gia chủ thuộc mệnh Thủy:

Không nên mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam ( thuộc Thổ) mà Thổ và Thủy xung khắc cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Những người tuổi này nên lưu ý hơn, gam màu chủ yếu của cửa cổng phong thủy là màu xanh biển và màu đen khi thiết kế cổng nhà hợp phong thủy. Hoa văn uốn lượn tạo sự mềm mại.

 
– Gia chủ thuộc mệnh Mộc:

Không nên mở cổng về phía Tây Bắc, Tây (thuộc Kim) mà Kim và Mộc xung khắc cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Những người tuổi này nên làm những loại cổng làm bằng sắt hoặc bằng gỗ sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song.

 
– Gia chủ thuộc mệnh Thổ:

Không nên mở cổng hướng Đông Nam và Đông (thuộc Mộc). Trong khi đó Mộc lại khắc Thổ. Vì vậy không tốt cho gia chủ.

 
 

2. Những lưu ý về phong thủy cổng chính
 

Nếu phong thủy cổng chính không tốt sẽ khiến gia chủ bất an, cuộc sống nhiều trở ngại, do đó, phải lưu ý xây cổng nhà đúng phong thủy:

– Vị trí xây cổng cần xác định theo giấy tờ chính xác để đảm bảo không vi phạm các ranh giới địa chính.
 
– Xem xét có cần làm cổng có mái che không. Mái che sẽ che được nắng và mưa khi gia chủ ra đóng, mở hay chờ đợi mở cổng. Một mái che cổng có trồng thêm các loại cây dây leo, dáng rũ như cúc tần Ấn Độ, hoa giấy, trang leo… sẽ tạo thêm nét duyên cho ngôi nhà.
 
– Vật liệu cổng yếu tố bên ngoài dễ tác động của nắng, mưa, gió, bão nên cần lựa chọn vật liệu bền bỉ với môi trường và có thể làm sạch nhanh.

– Chiều mở của cổng:

Cổng nhà là nơi để các luồng khí bên trong và bên ngoài nhà giao thoa với nhau, do đó chiều mở rất quan trọng. Chúng ta nên để cánh cửa cổng mở ra ngoài nhà mới có thể hỗ trợ hút vượng khí vào trong, không thất thu tiền tài và mang lại điều lành cho gia chủ.

Cổng nhà mở hướng vào trong thì có thể khiến tiền bạc thất thoát ra ngoài. Lúc này, bạn cần tìm cách hóa giải bằng cách treo gương trên tường để không gian rộng thêm.

 
– Khi hướng phong thủy cửa cổng không tốt:

Khi xem phong thủy theo tuổi, nếu hướng phong thủy cửa cổng không tốt thì cách hóa giải hướng cổng xấu đơn giản nhất đó là đừng nên làm kích thước cổng to, còn hướng cổng tốt thì kích thước cổng chính phong thủy nên cao rộng để đón khí tốt vào nhiều.

 
– Lối đi vào cổng:

Đường từ cổng vào nhà phải cân đối với cổng. Nếu lối đi chật hẹp thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Lối đi nhỏ việc đi lại khó khăn do thiếu tầm nhìn. Do đó, ngõ đi vào nhà phải thoáng và rộng để xe cộ đi vào nhà dễ dàng.
 

Không nên trồng những cây to trước cổng như vậy sẽ làm cản trở lối đi lại, tệ hơn nữa là các luồng khí tốt đi vào nhà cũng bị cản trở, khiến may mắn không đến với bạn và gia đình. Nếu  trồng cây trước cổng bạn cũng cần đảm bảo khoảng cách an toàn giữa cây và cổng nhà.  Đồng thời không nên trồng quá nhiều cây um tùm che hết cổng.
 
Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào phải thiết kế bậc tam cấp. Tam cấp không quá dốc bởi vì bậc tam cấp hẹp và dốc thì gia chủ khó giữ được tiền bạc.
 
 
 
– Tránh xây cổng kín cao tường:

Xây cổng đừng quá cao và kín phải để chỗ lưu thông các luồng vượng khí, tránh tù hãm. Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi, sáng sủa.

 
Cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lối ra vào như cây cối, cột, vách tường… Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong nhà. Tuy nhiên, cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà. Tạo minh đường sáng sủa là nguyên tắc vàng giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.
 
– Lưu ý chỉ chọn cây phong thủy phù hợp để trồng trước cổng như tre cảnh, cau cảnh nhằm thu hút tài lộc, may mắn về gia đình bạn. Tuyệt đối không trồng các loại cây như: liễu, đa, mít vì chúng mang ý nghĩa không may. Ngoài ra, chớ để gạch đá, rác thải, đồ bẩn… trước cổng nhà để tránh mất thẩm mỹ, đồng thời giúp luồng khí vào nhà sạch hơn.

– Cổng nhà cần cân đối với nhà chính:
 
Thiết kế cổng luôn phải phù hợp với kích thước vủa nhà chính. Sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố luôn là nguyên tắc bất di bất dịch của phong thủy. Nếu cổng quá lớn, quá rộng sẽ khiến khí bị phân tán. Ngược lại cổng quá nhỏ sẽ không tiếp đủ khí cho ngôi nhà.
 
– Chọn vị trí đặt cổng tránh xung sát với ngoại hình
 
Ngoài kích thước, cần quan tâm đến vị trí đặt cổng, kiểu dáng cũng như đường dẫn từ cổng vào nhà. Cổng tốt phải đặt ở vị trí sinh vượng, “khí trường” được dẫn dắt để vào một không gian nào là do sự dịch chuyển của các luồng giao thông do con người tạo nên.

Vì vậy, bạn phải lưu ý hướng di chuyển từ đường vào cổng nhà sao cho việc đi đứng thuận lợi nhất, tránh được những xung sát từ bên ngoài như góc nhọn của nhà đối diện, đối diện cột điện, cây cổ thụ, các hướng giao thông giao cắt bất lợi khi bạn ra vào nhà. 

 
– Dẫn sinh khí từ cổng vào nhà theo đường uốn lượn
 
“Trực lai trực khứ tổn nhân đinh”, đây là nguyên tắc vàng cho việc chọn nhà, xây nhà cũng như thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Đến thẳng, đi thẳng gây hại người hại của là do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.
 
Việc thiết kế đường dẫn từ cổng rào vào nhà cũng phải đảm bảo nguyên tắc này, đường đi vòng cung hay uốn lượn nhẹ nhàng từ cổng vào đến cửa nhà sẽ tránh tạo ra xung sát.

Xây cổng nhà đúng phong thủy có khá nhiều những yêu cầu nhỏ nhưng qua trọng mà gia chủ không được chủ quan mà bỏ qua đâu nhé. Thực tế thì những lý thuyết trên cần được áp dụng linh hoạt tuỳ thuộc theo địa phương, khu đất cụ thể để có thể tối ưu các nguồn lực đang có.
 
 

3. Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà
 

– Cổng nên xây vuông vắn, ngay ngắn, kỵ xây cửa cổng hình vòm, vì sẽ gây bất lợi về tài vận cho chủ nhà.
 
– Trước cổng không nên đối diện với tháp nhọn, tòa nhà lục lăng. Nếu có thì nên hóa giải bằng các công cụ hóa sát, như gương cầu lồi treo trên vòm.
– Không để cây khô trước cổng, không được làm núi giả, đặt tảng đối diện với cổng, vì sẽ gây sát khí gây bất lợi.
 
Hai bên cổng nếu bị sát khí chiếu vào (như dường thẳng vào, đường vòng cung đỉnh lồi chiếu thẳng…) thì đặt vật hóa giải, như đôi sư tử đá, nhưng phải một đực một cái (hai tượng ngoảnh vào nhìn nhau).
 
– Phong thủy cổng nhà không được đối diện với bếp vì bếp là trái tim của ngôi nhà, có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và hạnh phúc gia đình bạn. Chính vì vậy, nếu bạn để cửa bếp đối diện với cổng nhà thì tài khí, vận lộc sẽ lọt hết ra ngoài.
– Vị trí cửa cổng tránh thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.

– Tránh cổng nhà chữ L, cổng nhà hình chữ L ngược hay còn gọi là cổng số 7 được coi là điều rất xấu trong phong thủy nhà ở bởi số 7 theo Hán tự là thất có nghĩa là mất hoặc hình chữ L giống cái máy chém mang ý nghĩa sát thương, không lành lặn.
 
Vì vậy, khi làm nhà tránh không nên thiết kế, xây dựng cổng nhà chữ L bởi nó đem đến đại hung hãy lựa chọn hình tượng đơn giản và vững chắc để đem khí lành, tài lộc, trường cửu vào nhà.
 
– Tránh cổng hai nhà đối diện nhau
 
Việc này chỉ khiến hai gia đình bị hao tiền tài, bệnh tật. Vậy làm sao để khắc phục điều này đó cũng chính là câu hỏi của nhiều người.
 
Nếu cửa đối cửa ở hai vị trí gần nhau sẽ tạo ra dòng khí xung đối không tốt đến hòa khí hai gia đình. Với một ngôi nhà, cửa chính đại diện cho miệng, vì thế nếu cửa hai nhà đối diện nhau khiến gia chủ hai bên khắc khẩu, thường xuyên lời qua tiếng lại và mâu thuẫn nhiều trong cuộc sống.
 
Ngoài ra, việc cửa cổng hai nhà đối diện nhau là phạm xung sát, ảnh hưởng trực tiếp đến người trong gia đình, gặp chuyện thị phi, từ chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn trong các mối quan hệ bên ngoài, công việc.
 
Nếu cửa mở các hướng là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc thì khiến trụ cột trong gia đình gặp thị phi, sức khỏe bị ảnh hưởng và tài lộc của gia đình đi xuống.
 
Nếu gia đình nào đã xây dựng cố định cổng không thể di chuyển thì cách hóa giải cửa đối cửa bằng cách treo trên cửa chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” có nghĩa ông trời ban phúc bốn phương.
 
Ngoài ra, có thể đặt thêm bình phong bằng gỗ hoặc tủ kệ, chậu cây cũng có tác dụng che chắn hiệu quả lại tạo được sự thiện cảm. Ngoài cách xây bình phong trước nhà, bạn cũng có thể treo quả cầu thủy tinh vát cạnh trước cửa cũng giúp điều hòa dòng khí và cũng không tác động đến nhà đối diện.
 
Bạn hãy thử trao đổi với nhà hàng xóm cùng thực hiện những điều này để thuận lợi hơn cho cả hai.
 

– Nếu nhà bạn ở cuối ngõ cụt thì hãy thường xuyên đóng cổng để tránh luồng khí xấu vào nhà, trồng hai chậu cây xương rồng bát tiên ở hai bên trụ cổng theo phong thủy.

 
– Cổng không được đối diện nhà vệ sinh: Sinh khí tốt đi vào nhà sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh nếu đặt cửa đối diện nhau, khiến nhà không thể hưởng được vận khí tốt, nên tránh điều này.
 
– Cổng không đối được diện cửa phòng ngủ chính: Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của gia chủ. Do vậy cần phải kín đáo, thanh tịnh. Trong khi đó, cổng chính lại là nơi mọi người ra vào thường xuyên. Do đó phong thủy cổng nhà sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ gia chủ.
 
– Cổng nhà không được đối diện nhà bếp: Theo phong thủy, nếu để cửa bếp đối diện với cổng chính thì tài lộc sẽ lọt ra ngoài hết.
 
– Trước cổng nhà không đối diện cây, hồ nước: Bởi vị trí như thế này sẽ tác động đến sức khoẻ của chủ nhà.
 
– Không để cửa chính sát hoặc đối diện cầu thang trong nhà cũng là lỗi phong thủy cửa nhà không tốt nên tránh vì dễ khiến năng lượng đi vào nhà lại ra ngoài ngay sau đó. 
 
– Cần tránh nhất là để cổng và cửa chính thẳng hàng do việc này sẽ gây sát khí. Nếu cổng và cửa đã ở thế thẳng nhau, thì hóa giải bằng cách đặt một chậu cây cao hoặc xây một tấm bình phong chắn giữa cổng và cửa. Bạn nên làm cổng theo phong thủy hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho nhà kín đáo, để ngăn không khí di chuyển theo đường thẳng.
 

Cổng nhà được xem như là miệng của một ngôi nhà. Toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cổng chính. Ngôi nhà có tránh được những điềm rủi, có đón sinh khí, may mắn hay không, có phần nhờ cổng chính. Vì vậy, nhớ lưu ý xây cổng nhà đúng phong thủy để thu hút tài lộc vào nhà.

Cây gì nên trồng trước cửa nhà để hút tiền bạc vào nhà không ngừng nghỉ?
Những bí quyết phong thủy hóa giải tình địch, bảo vệ hạnh phúc gia đình
Chia sẻ:
Từ khóa: , , , ,

Sản phẩm khác